Horea logo

TP.HCM gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản

Ngày đăng: 22-02-2020

 Ngày 22/2, tại TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong-Chủ tịch UBND TP đã có buổi đối thoại với 36 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn trên địa bàn. Buổi đối thoại nhằm nắm bắt tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, qua đó tìm giải pháp tháo gỡ.

 

Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nêu ý kiến tại buổi đối thoại Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nêu ý kiến tại buổi đối thoại

 

Chủ trương là gỡ khó

Phát biểu khai mạc buổi đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, ông Nguyễn Thành Phong cho biết: Từ năm 2000, bất động sản đã được xác định là ngành chủ đạo của TP, tuy có những thăng trầm nhưng đây vẫn là lĩnh vực thu hút dòng tiền, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP.

Vì vậy, với những khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt trong vòng 2 năm qua (chủ yếu về mặt pháp lý), Chính quyền muốn lắng nghe, đón nhận những chia sẻ để sớm có những quyết sách tháo gỡ.

“Năm 2019, TP.HCM có 415.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó 15.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Xét về cơ cấu, TP.HCM có 9.000 doanh nghiệp lớn, trong đó 30% doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Tuy chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lớn (có vốn đăng ký trên 100 tỉ đồng) lại chiếm 70% số vốn đăng ký kinh doanh.

Tuy vậy, năm 2019 ngành xây dựng chỉ tăng trưởng 1%. Tỉ trọng đóng góp cho GDP của ngành bất động sản thuộc hàng thấp nhất trong 9 ngành dịch vụ. Chúng tôi biết được hầu hết doanh nghiệp đều khó khăn, giảm doanh thu, không đạt chỉ tiêu.

Với tư cách là lãnh đạo TP, chúng tôi đã lắng nghe và muốn đồng hành, tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng trong thực tế đã có sự trì trệ trong thực thi pháp luật ở các sở, ngành", ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đồng thời khẳng định: Trong quý I/2020 TP HCM sẽ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có vốn trên 100 tỉ đồng, đồng thời cam kết là sẽ làm mọi cách để đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện để doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn.

“TP.HCM luôn đồng hành và hợp tác với doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng tốt đẹp, hướng đến việc xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ, bất động sản của cả nước. TP.HCM sẽ xây dựng phương án, hỗ trợ, tập trung phát triển doanh nghiệp đầu ngành thành những Tập đoàn lớn để nâng cao tính cạnh tranh. Đây là một trong những định hướng lớn trong thời gian tới”- Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

 Quang cảnh buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND TP.HCM với 36 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn trên địa bàn

Nhưng quy trình thì vẫn đóng

Ghi nhận những phát biểu và chia sẻ của Chủ tịch UBND TP.HCM về những kế hoạch và phương hướng gỡ khó cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhiều đại biểu tham gia buổi đối thoại vẫn cảm thấy còn nhiều ái ngại. Bởi thực tế, với dự thảo báo cáo về giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng mà UBND TP.HCM mới đưa ra thì “rào cản” vẫn còn quá nhiều.

Theo quy trình của UBND TP.HCM đưa ra, để thực hiện một dự án bất động sản có đất hỗn hợp, doanh nghiệp phải trải qua 6 bước. Trong đó, bước 1 làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, bước 2 trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, bước 3 làm thủ tục giao thuê đất, bước 4 quy định doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, bước 5 mới được cấp “sổ đỏ” dự án, bước 6 doanh nghiệp mới được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.

Ông Nguyễn Văn Đồi- Giám đốc SSG cho rằng: Quy trình thực hiện dự án 4 bước, 5 bước hay 6 bước không quan trọng mà quan trọng là mất bao lâu để thực hiện các bước đó. Doanh nghiệp luôn mong muốn được nộp tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Thực tế thì quy trình vẫn phải thực hiện nhưng cần phải nhanh.

Nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính trước thì có một số doanh nghiệp chưa xong đã bán lúa non, chưa biết tiền sử dụng đất bao nhiêu đã bán, bán hớ, bán giá thấp. Vì vậy, cách tốt nhất là các sở, ban ngành thẩm định để cho doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt.

Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA cũng cho rằng TP.HCM cần phải xem lại chỗ này. Vì doanh nghiệp bất động sản luôn mong muốn sớm được nộp tiền sử dụng đất để sớm được bán dự án. Nhưng quy trình nộp tiền hiện nay quá lâu. Vì theo quy định, doanh nghiệp muốn bán được thì bắt buộc phải nộp tiền sử dụng đất. Sự chậm trễ này đã làm ảnh hưởng toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp.  

Góp ý kiến  tại buổi đối thoại, đại diện một doanh nghiệp bất động sản tại Quận 7 cho biết: Quy trình 6 bước mà UBND TP.HCM đưa ra lại phụ thuộc nhiều vào bước tính tiền sử dụng đất, nhưng riêng tiền sử dụng đất phải mất ít nhất 2 năm. Như vậy một dự án triển khai nhanh nhất 3 năm mới xong pháp lý.

“ Nói đâu xa, điển hình ngay như dự án của chúng tôi đến nay gần 2 năm thành phố vẫn chưa ra được thông báo đóng tiền sử dụng đất do các sở ngành không nơi nào dám đưa ra con số, vì thế doanh nghiệp không thể triển khai các bước tiếp theo để xin cấp phép xây dựng”- ông nói

Ông Võ Văn Hoan- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp thu các kiến nghị và cho biết: Nếu quy trình để thực hiện một dự án bất động sản có đất hỗn hợp còn chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì TP sẽ coi lại quy trình xử lý nội bộ để làm nhanh hơn.

Theo https://giaoducthoidai.vn/

TIN KHÁC:
Hung Thinh Corp
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI SÀI GÒN 9
Sacombank
Khang Thong
CT Group
Việt Phú An
Tài Nguyên
An Phú
Phu Long
Thu Duc House
Phuc Khang
Đất Luật
Hung Hung THinh
Nam Long
Chia Khoa An Cu
Nhà Việt Nam
Thẩm Định Giá Miền Nam
Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5
Công ty Cổ phần địa ốc Sài gòn (SAIGONRES)
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG  ĐỊA ỐC ÂN NAM
Công ty Luật Quốc Tế Hòa Bình
Daikin
Nhựa Đồng Nai
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Hankyu Hanshin Properties Corp
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (AVA)
AN Legal
Công ty CP Hoa Liên Group
Hongkongland Coporate
Lotte land
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
Tập đoàn Vingroup
CÔNG TY TNHH PIERREVAL VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Bất động sản Seaholdings
Công ty Cổ phần Tập đoàn CNT